Thích ứng với CBAM: Muốn hội nhập phải ‘nhập hội’
Sự kiện

Thích ứng với CBAM: Muốn hội nhập phải ‘nhập hội’

Ngày 11/1, FPT Digital tổ chức sự kiện DxHub™ 01 chủ đề “Cơ chế CBAM và hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính cho doanh nghiệp sản xuất”. Các diễn giả cùng chung quan điểm rằng doanh nghiệp Việt nên gấp rút chuẩn bị nếu muốn thích ứng kịp thời với những yêu cầu của cơ chế CBAM cũng như tận dụng lợi thế của nhóm tiên phong.

Chương trình chia sẻ những thông tin quan trọng xoay quanh CBAM (Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon), cách khai báo và lập kế hoạch giảm phát thải. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp giảm rủi ro vi phạm mà còn đóng góp vào nỗ lực chung giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xây dựng hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp trong cộng đồng và thị trường. Mở đầu sự kiện Chuyên gia tư vấn Chuyển đổi số và dịch vụ Chuyển đổi bền vững FPT Digital Nguyễn Tuấn Anh cho biết tình trạng phát thải trên toàn cầu ngày càng trở nên trầm trọng, nguyên nhân chính là do hoạt động sản xuất kinh tế xã hội của con người.

Chuyên gia Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ hàng loạt thông tin giá trị xoay quanh CBAM và những lưu ý mà doanh nghiệp cần nắm chắc để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua Net Zero toàn cầu.

CBAM được EU thông qua vào 17/5/2023 và giai đoạn chuyển tiếp CBAM bắt đầu từ 1/10/2023. Trong giai đoạn này, các nhà nhập khẩu được yêu cầu thu thập dữ liệu của quý IV/2023 và nộp báo cáo đầu tiên trước ngày 31/1/2024. Từ 1/1/2026 (Giai đoạn chính thức) doanh nghiệp có trách nhiệm chuẩn bị và nộp báo cáo CBAM hàng năm cũng như mua/trả lại chứng chỉ CBAM tương đương với lượng phát thải. Các doanh nghiệp không có nghĩa vụ nộp báo cáo cũng cần sẵn sàng tiếp nhận các yêu cầu cung cấp thông tin từ khách hàng/người khai báo được ủy quyền đối với hàng hóa CBAM. Việc CBAM ra đời tác động trực tiếp đến 6 ngành công nghiệp tại nước ta bao gồm: Xi măng, Điện, Sắt & Thép, Nhôm Phân bón, Hydro; và tác động gián tiếp đến hàng chục ngành khác. Chuyên gia Nguyễn Tuấn Anh cho biết đến 2034, EU sẽ không còn hỗ trợ hạn ngạch phát thải, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng thuế trên toàn bộ lượng phát thải carbon. Điều này đặt ra những yêu cầu mà doanh nghiệp cần nắm vững nhằm khai báo CBAM hiệu quả. Tại Việt Nam, đã có những chuyển động chính sách rất mạnh mẽ. Ông Vương Xuân Hòa, Phó Viện trưởng, Viện Sinh thái và Môi trường, Chuyên gia Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững cho biết Việt Nam là một trong những nước Châu Á đặt tham vọng lớn nhất khi cam kết giảm 43% lượng phát thải ròng (so với 2014) vào năm 2030, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Hưởng ứng tinh thần của chính phủ, chỉ trong 2 năm gần đây. 1.912 doanh nghiệp lớn đã thực hiện kiểm kê khí nhà kính 2 năm/lần. Cùng với đó là Làn sóng chuyển dịch dòng vốn xanh. Nhiều doanh nghiệp hàng đầu như Vinamilk, Vinfast, Unilever, P&G, Pepsi… coi ESG là mục tiêu song hành cùng chiến lược kinh doanh. Ông Vương Xuân Hòa nhấn mạnh “Doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện các hành động nhằm đáp ứng yêu cầu về chính sách và quy định trong tương lai, xem xét những việc cần làm trong ngắn hạn, trung hạn ngay để tránh hối tiếc”. Ông cũng đưa ra định hướng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng lộ trình giảm phát thải. Thứ nhất là lựa chọn xây dựng đội ngũ và hoạt động phù hợp để nâng cao năng lực thực hiện các mục tiêu giảm phát thải và tăng trưởng bền vững. Thứ hai là xác định mục tiêu giảm phát phù hợp với chiến lược kinh doanh, hiện trạng và nguồn lực của Doanh nghiệp.

Ông Vương Xuân Hòa chia sẻ chi tiết về những chuyển dịch chính sách đang diễn ra tại Việt Nam

Từ góc độ của Viện nghiên cứu Viện Nghiên cứu Ứng dụng và Đổi mới Sáng tạo Doanh nghiệp (3AI), ông Tim Nguyễn cho rằng sự ra đời của CBAM vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Thách thức nằm ở chỗ CBAM còn quá mới, chính các nhà nghiên cứu vẫn đang loay hoay tìm hiểu. Nhưng đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp thiết lập lại cách thức quản lý, quản trị quy trình hàng ngày, chủ động xây dựng “hệ giá trị văn hóa nội lực”- nền tảng cốt lõi cho sự phát triển bền vững. Ông kiến nghị các bên cần tăng cường đối thoại, với Cơ quan và Tổ chức Chính phủ, với Chuyên gia và các nhà Nghiên cứu, với Tổ chức Quốc tế và các Hiệp hội Ngành để có cái nhìn tổng thể hơn về CBAM và hiểu rõ hơn về tác động của nó trong các ngữ cảnh cụ thể. Thứ hai, mỗi cá nhân cần chủ động đặt câu hỏi. “Có hỏi thì mới có câu trả lời. Hỏi vì chưa biết, để có khả năng tìm đến cái biết.”

Ông Tim Nguyễn nhấn mạnh các bên cần tăng cường đối thoại, tận dụng thời cơ để có được lợi thế tiên phong

Cuối chương trình khách tham dự đã trao đổi rất sôi nổi cùng các diễn giả nhằm làm rõ hơn những thông tin đã được chia sẻ. Ban tổ chức đã dành một phần quà nho nhỏ cho mỗi vị khách mời tham dự sự kiện Phần quà này thay cho lời nhắn nhủ của FPT Digital, rằng hành trình chuyển đổi xanh có thể nảy mầm từ những nỗ lực rất nhỏ được thực hiện bền bỉ mỗi ngày, bởi chính những cá nhân hiện diện trong chương trình.

Các khách mời và diễn giả giao lưu tại sự kiện
Các khách mời và diễn giả giao lưu tại sự kiện
Các khách mời và diễn giả giao lưu tại sự kiện
Các khách mời và diễn giả giao lưu tại sự kiện
Các khách mời và diễn giả giao lưu tại sự kiện
Các khách mời và diễn giả giao lưu tại sự kiện
Tin tức khác
01. “Con người là yếu tố quan trọng nhất trong lộ trình tích hợp chiến lược kép gồm Chuyển đổi số và Chuyển đổi xanh” 02. FPT được tôn vinh vì những đóng góp xuất sắc cho mục tiêu ESG 03. Ba chữ “P” then chốt trong chiến lược chuyển đổi số và chuyển đổi xanh 04. Chuyển đổi kép Số và Xanh: Giúp doanh nghiệp Việt bắt nhịp kinh doanh xanh toàn cầu
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT.