Sự gia nhập của Giám đốc Phát triển bền vững – Chief Sustainability Officer (CSO) trong thời kì “chuyển đổi kép”

Sự gia nhập của Giám đốc Phát triển bền vững – Chief Sustainability Officer (CSO) trong thời kì “chuyển đổi kép”

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới suy thoái và chất lượng môi trường gặp nhiều biến động hậu Covid-19, bộ máy Chính phủ các quốc gia và các doanh nghiệp đã dần có những động thái liên quan tới giảm thiểu phát thải và cắt giảm carbon để hướng tới phát triển bền …

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới suy thoái và chất lượng môi trường gặp nhiều biến động hậu Covid-19, bộ máy Chính phủ các quốc gia và các doanh nghiệp đã dần có những động thái liên quan tới giảm thiểu phát thải và cắt giảm carbon để hướng tới phát triển bền vững. Trong khi Chính phủ đã có những chính sách về bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp cũng đã sắp xếp các phòng ban và đẩy mạnh tuyển dụng các vị trí đáp ứng các thay đổi liên quan tới vấn đề môi trường và đặc biệt là vị trí CSO – Giám đốc phát triển Bền vững.

CSO là gì và tại sao vị trí CSO lại được săn đón tới vậy? 

CSO là 1 chức vụ mới trên thị trường lao động với nhiệm vụ lãnh đạo về phát triển và thực thi các chiến lược bền vững cho các doanh nghiệp theo đúng quy chuẩn của ESG. 

Vai trò của Giám đốc Phát triển bền vững (CSO) đang được thúc đẩy mạnh mẽ nhằm ứng phó với nhu cầu thích nghi với những biến động của môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG). Ngày nay, nhận thấy các yếu tố liên quan tới môi trường thay đổi nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng của nội bộ, các doanh nghiệp đã và đang tìm kiếm một người có khả năng vận hành và tiếp nhận sự thay đổi. Bên cạnh đó, dưới sức ép giảm thiểu chất thải và carbon ra ngoài môi trường của các bên liên quan, các nhà đầu tư và Chính phủ, nhân sự hiện tại càng trở nên khan hiếm. Theo thống kê của PwC, trong phạm vi 1640 công ty trên 62 quốc gia, tỉ lệ tìm kiếm nhân sự trong lĩnh vực bền vững đã tăng cao trong vòng 5 năm qua, riêng tỉ lệ tuyển dụng cho vị trí CSO trong năm 2021 cao hơn so với tổng số lượng vị trí tuyển dụng trong 4 năm từ năm 2016 tới 2020 cộng lại.  

Theo nghiên cứu của Deloitte, nền tảng giáo dục của các CSO phần lớn có bằng kinh doanh hoặc kinh tế, khoảng 25% nhân sự có bằng kiến trúc. Chỉ một phần nhỏ nhân sự có bằng cấp trong lĩnh vực Khoa học Tự nhiên hoặc lĩnh vực Bền Vững. 

Vậy, vai trò của một Giám đốc Phát triển bền vững là gì? 

Mặc dù là một vị trí đang được tuyển dụng rộng rãi, song khái niệm và trách nhiệm của một CSO vẫn là một thắc mắc đối với người dân. Theo báo cáo của Deloitte, không một vai trò của CSO nào trong các doanh nghiệp là giống nhau, bởi vì thay vì nhìn vào xuất phát điểm và nền tảng giáo dục, chức danh của họ, hãy nhìn vào họ đang làm việc trong lĩnh vực nào, hướng tới đâu và các vấn đề họ đang cố gắng giải quyết. Nhưng điểm chung trong vai trò và trách nhiệm của họ là: 

vai trò của một Giám đốc Phát triển bền vững
Vai trò của một Giám đốc Phát triển bền vững
  1. Nhận thức về quy định và tuân thủ: phân tích các quy định hiện hành áp dụng cho hoạt động của doanh nghiệp và chuẩn bị cho những tác động của xu hướng pháp luật trong tương lai, đảm bảo rằng doanh nghiệp hoặc tổ chức phải tuân thủ các luật lệ và quy định hiện hành về bền vững, tập trung vào các quy định cụ thể áp dụng cho ngành công nghiệp, loại hình kinh doanh và quy trình của họ đồng thời đảm bảo rằng việc đánh giá quản lý rủi ro được thực hiện để giảm thiểu tác động của các nguy cơ tiềm ẩn theo tiêu chuẩn quy định. 
  2. Giám sát và báo cáo ESG: giám sát hiệu suất môi trường, xã hội và quản trị của công ty hoặc tổ chức, đồng thời thu thập dữ liệu và chỉ số liên quan theo các tiêu chuẩn báo cáo đã được thiết lập, so sánh dữ liệu này với các đối tác trong ngành để thiết lập các tiêu chuẩn và chuẩn bị và truyền thông báo cáo ESG đã hoàn thành, đảm bảo sự minh bạch giữa các bên liên quan nội bộ và bên ngoài. 
  3. Quản lý danh mục các dự án bền vững: lập kế hoạch, phối hợp, đánh giá tiến độ và theo dõi kết quả để đảm bảo thực hiện thành công các nỗ lực vận hành tập trung vào bền vững. 
  4. Quản lý mối quan hệ với các bên liên quan: quản lý mối quan hệ với các bên liên quan một cách hiệu quả và tạo điều kiện cho cuộc trò chuyện liên tục với cả các bên nội bộ và bên ngoài để xây dựng mối quan hệ bền vững, xây dựng và minh bạch. 
  5. Quản lý đội ngũ: Đặc biệt trong các công ty lớn, CSO chịu trách nhiệm lãnh đạo một đội ngũ bền vững. 
  6. Nâng cao khả năng của tổ chức: xác định các khoảng trống và quyết định các sáng kiến giáo dục phù hợp để giải quyết vấn đề như giải quyết các yếu tố xã hội thông qua nâng cao kỹ năng cho nhân sự hoặc tuyển dụng nhân tài mới đồng thời chịu trách nhiệm chia sẻ và phổ biến kiến thức để đảm bảo mọi người đều có quyền truy cập vào thông tin và tài nguyên cần thiết. 
  7. Làm việc với các thành viên trong ban điều hành: CSO, ở cấp cao nhất, làm việc chặt chẽ cùng các thành viên trong ban điều hành và các vị trí cấp cao khác như Giám đốc điều hành (CEO), Giám đốc tài chính (CFO) và Giám đốc vận hành (COO) để hướng dẫn chiến lược và tác động đến quyết định cuối cùng. 
  8. Lãnh đạo với văn hóa thay đổi: cung cấp các nguồn tài nguyên giáo dục để hỗ trợ việc thúc đẩy một văn hóa thay đổi trên toàn tổ chức và đảm bảo tồn tại các quy trình nhằm củng cố thay đổi này, đảm bảo rằng một văn hóa “hành động theo lời nói” được thiết lập. 
  9. Tìm kiếm và thử nghiệm công nghệ mới: khám phá hệ sinh thái đổi mới bên ngoài bằng cách sử dụng công nghệ để khai thác giá trị chuyên sâu, giám sát và thúc đẩy việc mở rộng và áp dụng công nghệ trong toàn bộ công ty hoặc tổ chức. 
  10. Đảm bảo bền vững là trung tâm của quy trình kinh doanh và quyết định: xem xét các quy trình chính và công cụ quyết định. 

Tương lai của CSO sẽ thế nào? 

Theo báo cáo của Deloitte, một số lượng nhỏ người tham gia khảo sát cho rằng họ có thể thấy một thời điểm mà vai trò CSO không còn cần thiết nữa. Khi điều đó xảy ra, họ nghĩ vai trò đó sẽ được gộp lại trong hoạt động kinh doanh như bình thường hoặc chuyển sang làm CEO. Tuy vậy, đây vẫn là những quan điểm thiểu số. Bên cạnh đó, 99% chuyên gia trong cuộc khảo sát cho rằng vai trò của CSO sẽ phát triển nổi bật trong hai phần tiếp theo năm, 70% chuyên gia nghĩ rằng vai trò của CSO sẽ tiếp tục khác biệt trong 5 năm tới, và sẽ có những đóng góp độc đáo đối với những thách thức liên quan tới lĩnh vực bền vững mà chúng ta phải đối mặt. 

Có thể thấy, để doanh nghiệp phát triển bền vững thành công, sự hiểu biết chuyên sâu về ESG là tất yếu. Vậy nên bên cạnh việc lãnh đạo cần tìm hiểu tổng quan về khái niệm này, thì kế hoạch chiêu mộ những nhân tài ESG là điều cần thiết. Đặc biệt với một lĩnh vực mới như ESG, những doanh nghiệp sở hữu các nhân sự có tư duy bài bản về ESG sẽ là một lợi thế vượt trội. Thay vì phải tự nghiên cứu từ đầu, các doanh nghiệp sẽ tập trung thảo luận phương hướng và nhanh chóng tìm ra giải pháp phù hợp. Chính vì thế, tuyển dụng nhân sự sở hữu bằng cấp ESG có thể xem là chìa khóa thành công của các tổ chức muốn phát triển bền vững. Theo đó, việc có được một nhà lãnh đạo phát triển bền vững – cụ thể là một CSO – sẽ là nền tảng để hình thành một chiến lược thành công trong khi vẫn duy trì cách tiếp cận năng động và đổi mới.  

Phát triển bền vững là 1 hành trình dài mà chúng ta còn chưa xuất phát. Tuy nhiên trong bối cảnh có nhiều biến động về khí hậu xảy ra trên quy mô toàn cầu, tính bền vững và ESG chính là trọng tâm để các doanh nghiệp đảm bảo tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội trong tương lai. 

Nguồn tham khảo:
Deloitte – The Future of Chief Sustainability Officer
Plan A – The evolving responsibilities of Chief Sustainability Officers – 2023
strategy& – An organizational set-up fit for ESG transformation – 2023
WEF – The Global Risks Report 2023 18th Edition – Insight Report

Nghiên cứu nổi bật
01. Vai trò và thách thức của Nhân sự trong việc thúc đẩy phát triển bền vững doanh nghiệp 02. Phát triển năng lượng tái tạo trong ngành nông nghiệp 03. Xu hướng chuyển đổi xanh trong ngành vận tải hành khách (Kỳ 02) 04. Xu hướng chuyển đổi xanh và định hướng tiếp cận cho doanh nghiệp sản xuất nhựa (Kỳ 2)
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT.